Hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành

Bài viết này giải đáp thắc mắc về thủ tục miễn giấy phép lao động và hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam. Đặc biệt là doanh nghiệp cần xin giải trình nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài cho vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành. Cùng tìm hiểu nhé!

Nhà quản lý doanh nghiệp là ai?

Theo quy định tại Khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014, nhà quản lý doanh nghiệp được hiểu là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân. Bao gồm:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh
  • Chủ tịch hội đồng thành viên
  • Thành viên hội đồng thành viên
  • Chủ tịch công ty
  • Chủ tịch hội đồng quản trị
  • Thành viên hội đồng quản trị
  • Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty.
 

Người nước ngoài làm việc tại các công ty/doanh nghiệp tại Việt Nam ở vị trí nhà quản lý khi xin giấy phép lao động sẽ bao gồm những chức danh sau:

  • Nhà quản lý – Chủ tịch công ty/Chủ tịch hội đồng thành viên/Chủ tịch hội đồng quản trị
  • Nhà quản lý – Tổng Giám đốc
  • Nhà quản lý – Giám đốc
  • Nhà quản lý – Trưởng văn phòng đại diện

Hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài

Trước khi tiến hành thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài là nhà quản lý, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Xác nhận kinh nghiệm làm việc tối thiểu 3 năm chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời hạn. Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
  • Chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe tại Việt Nam và được khám sau khi nhập cảnh Việt Nam. Thời hạn giấy khám sức khỏe để làm work permit có giá trị 12 tháng.
 

Tham khảo: Danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm GPLĐ

  • Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam (lý lịch tư pháp số 1). Hoặc lý lịch tư pháp ở nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày cấp.
  • 2 ảnh màu: kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng. Ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật. Kèm theo visa Việt Nam còn đủ thời hạn để làm GPLĐ.

Lưu ý: Nếu sử dụng các giấy tờ do nước ngoài cấp (xác nhận kinh nghiệm làm việc, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe…), phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

Dịch vụ làm work permit cho nhà quản lý của Visa Phương Đông có hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng giấy tờ nước ngoài. Nếu bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 63 63 50.

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài

Bước 1. Nộp hồ sơ xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài

Lưu ý: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến cơ quan chấp thuận.

Hiện tại vì lý do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Lao động các tỉnh/thành phố chỉ tiếp nhận hồ sơ online, sau đó đợi Sở Lao động Thương binh Xã hội tiếp nhận hồ sơ hoặc từ chối kèm theo lý do (nếu từ chối tiếp nhận hồ sơ). Sau khi có kết quả chấp thuận, gửi hồ sơ gốc về Sở Lao động Thương binh Xã hội và đợi kết quả trả về theo đường bưu điện.

Thời gian xử lý: 10 ngày làm việc. Chưa bao gồm thời gian hệ thống tiếp nhận và thời gian trả kết quả qua đường bưu điện.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý, giám đốc điều hành

Nộp giấy tờ xin work permit online qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

Thời gian xử lý: 5 ngày làm việc. Chưa bao gồm thời gian hệ thống tiếp nhận và thời gian trả kết quả qua đường bưu điện.

Bước 3. Nhận kết quả giấy phép lao động

Khi có thông báo đã có kết quả giấy phép lao động, doanh nghiệp phải gửi bộ hồ sơ gốc về Sở Lao động Thương binh Xã hội và đợi kết quả trả về theo đường bưu điện.

Địa chỉ nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý

Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp: thủ tục đề nghị cấp phép lao động cho người nước ngoài thực hiện tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Trường hợp doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp: thủ tục đề nghị cấp phép lao động cho người nước ngoài thực hiện tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Văn bản pháp luật quy định việc xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Bộ luật Lao động năm 2019
  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ năm 2020
  • Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử.
  • Danh sách số 630/CVL-QLLĐNN ngày 15/9/2015 của Cục việc làm về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thẩm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.
  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài theo mẫu số 11 quy định tại Phụ lục I nghị định Nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ năm 2020.

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ xin cấp giấy phép lao động uy tín cho nhà quản lý tại TPHCM? Hãy liên hệ ngay Visa Phương Đông qua HOTLINE 1900 63 63 50, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ nhiệt tình hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *