Phỏng vấn visa du học Mỹ là một phần quan trọng và bắt buộc nếu bạn đang dự định học tại đất nước này. Trong bài viết này, Visa Phương Đông sẽ chia sẻ các kinh nghiệm đi phỏng vấn visa du học Mỹ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình xin thị thực.
Hồ sơ phỏng vấn visa du học Mỹ
Dưới đây là 5 loại hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn visa du học Mỹ:
Phân loại | Chi tiết giấy tờ |
Giấy tờ chung bắt buộc | – Hộ chiếu – Tờ xác nhận đơn DS-160 có mã vạch – 1 ảnh thẻ 5×5 cm được bấm vào góc trái bên dưới tờ xác nhận DS-160 – Lịch hẹn phỏng vấn – Biên nhận thanh toán phí lãnh sự – Mẫu I – 20 hoặc DS – 2019 – Thư mời nhập học – Xác nhận đóng phí An ninh nội địa SEVIS |
Giấy tờ học tập | – Học bạ – Bằng khen, chứng chỉ (nếu có) – Kế hoạch học tập tại Mỹ |
Giấy tờ chứng minh công việc của cha mẹ | – Giấy đăng ký kinh doanh (nếu là chủ doanh nghiệp) – Hợp đồng lao động và bảng lương 3 tháng gần nhất (nếu là nhân viên) – Hình ảnh cơ sở kinh doanh (nếu kinh doanh tự do) |
Giấy tờ chứng minh tài sản của cha mẹ | – Sổ tiết kiệm – Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất, xe và các tài sản có giá trị khác bản gốc – Xác nhận số dư ngân hàng từ sổ tiết kiệm hoặc từ tài khoản của ATM |
Giấy tờ khác | – Hộ khẩu – Căn cước công dân – Giấy khai sinh – Giấy kết hôn của cha mẹ |
Các câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ
Dưới đây là 5 phần câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ thường gặp và gợi ý câu trả lời:
Câu hỏi về thông tin cá nhân
Bạn cần thể hiện sự tự tin và sự chắc chắn của bạn để thuyết phục người phỏng vấn.
- Please introduce yourself (Hãy tự giới thiệu về bản thân)
- Why are you here today? (Tại sao bạn có mặt tại đây hôm nay?)
- How many people are there in your family? (Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?)
- Do you have any relatives in the US? (Bạn có người thân nào tại Mỹ không?)
Ở câu hỏi này, bạn cần trả lời đầy đủ và rõ ràng để tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Tuyệt đối không nói dối nhân viên Lãnh sự, họ có thể tra tất cả thông tin của bạn trên hệ thống.
Câu hỏi về kế hoạch học tập
Người phỏng vấn quan tâm đến mục đích đến Mỹ của bạn có thật sự là để học tập hay không, bạn cần thế hiện rõ mong muốn, khả năng học tập và sự cam kết sẽ quay lại Việt Nam sau khi học xong.
- Why do you want to study in the United States? (Tại sao bạn muốn học tập tại Mỹ?)
- Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học ở quốc gia khác?)
- Why did you choose to study at this particular university/college? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?)
- Why did you choose this major? (Tại sao bạn chọn học chuyên ngành này?)
Để trả lời cho các câu hỏi trong phần này, bạn cần nắm chắc các thông tin về ngành học, học phí và về trường bạn dự định theo học tại Mỹ.
Bạn có thể nói về niềm yêu thích của bạn với đất nước này: Mỹ là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, việc sở hữu bằng cấp Mỹ được công nhận khắp thế giới và bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi học xong,…
Ngoài ra, phải thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu cẩn thận về trường bạn chọn và đây trường là phù hợp nhất với ngành bạn đang học. Ví dụ: Nhiều cựu sinh viên Việt Nam đang theo học, trường xếp hạng cao trong việc đào tạo ngành bạn học,…

Câu hỏi về khả năng tài chính
Các câu hỏi này để chắc chắn về khả năng chi trả chi phí cho toàn bộ những năm du học Mỹ sắp tới của bạn.
- What is your family’s monthly income? (Thu nhập hằng tháng của gia đình bạn?)
- Do your family own any saving books/properties? How much? (Gia đình bạn có sở hữu sổ tiết kiệm hay bất động sản nào không? Bao nhiêu?)
- Who will pay for your studies in the US? (Ai sẽ là người chi trả cho việc học của bạn tại Mỹ?)
- How much will your parents give you a month when you live in the US? (Bố mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu khi bạn sống ở Mỹ?)
- What would you do if your parents ran out the money and could not afford your studies well? (Bạn sẽ làm gì nếu bố mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn đi du học?)
Khi được hỏi những câu hỏi này, bạn hãy trình bày rõ ràng về công việc của người tài trợ và đảm bảo họ sẽ chi trả được hết chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ của bạn.
Chính phủ Mỹ chỉ cho phép sinh viên diện du học F1 hoặc M1 làm việc trong khuôn viên trường và trong các chương trình đào tạo được chỉ định. Do đó, bạn không được đề cập đến việc làm thêm tại Mỹ để chi trả cho việc học.
Câu hỏi về kế hoạch sau tốt nghiệp
Ở phần này, người phỏng vấn muốn chắc chắn rằng bạn sẽ trở về Việt Nam ngay sau khi học xong.
- Will you return Vietnam when you finish studying? (Sau khi học xong bạn sẽ quay về Việt Nam không?)
- Do you intend to work in the US ? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ không?)
- Do you have a career in mind after you graduate? (Bạn có dự định làm gì sau khi tốt nghiệp?)
- How can you prove that you will return to Vietnam? (Làm thế nào để bạn có thể chứng minh rằng bạn sẽ trở về Việt Nam?)
- If you are offered a good job with a high salary in the US, will you agree to work? (Nếu bạn được đề nghị một công việc tốt lương cao tại Mỹ, bạn có làm việc không?)
Bạn phải nhấn mạnh rằng bạn sẽ trở về nước sau khi học xong và không định cư tại Mỹ. Đưa ra minh chứng bằng những mối quan hệ chặt chẽ của bạn và Việt Nam như gia đình, tài sản, công việc,….
Bên cạnh đó, bạn có thể nói về dự định tương lai khi quay trở về Việt Nam sau khi học xong như công việc gia đình cần người kế thừa, dự định làm việc tại những tập đoàn lớn,….

Câu hỏi liên quan khác
Những câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ khác mà bạn sẽ hay gặp:
- What makes me grant you a visa according to you? (Theo bạn, điều gì khiến tôi nên cấp visa cho bạn?)
- What would you do if I said that you are not qualified for a visa? (Bạn sẽ làm gì khi tôi nói rằng bạn không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa?)
Để trả lời các câu hỏi này, bạn cần tự tin và thể hiện rõ ràng rằng bạn đủ điều kiện và đủ lý do để được cấp visa. Hãy tập trung vào những lý do cụ thể về việc học và kế hoạch sau khi hoàn thành chương trình du học tại Mỹ.
Trong trường hợp bạn bị nói rằng bạn không đủ tiêu chuẩn, hãy bày tỏ rằng bạn sẽ cố gắng xem xét lại mọi khía cảnh và đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và bằng chứng để chứng minh bạn đủ tiêu chuẩn.
Quy trình phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Bạn phải nắm được quy trình phỏng vấn để bớt bỡ ngỡ và hồi hộp. Đặc biệt là những quy định, những điều nên và không nên làm khi trả lời phỏng vấn xin visa du học Mỹ.
Trước khi qua cửa bảo vệ
Bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn tối đa 20 phút để chuẩn bị tinh thần và xếp hàng. Cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ gồm các bước: nộp hồ sơ, lấy vân tay và phỏng vấn. Quá trình này có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, do đó hãy trừ hao thời gian nếu có lịch trình công việc riêng.
Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử sau vào Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ: điện thoại di động, máy ghi âm, laptop, máy quay phim, máy ảnh, radio… Có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn. Tốt nhất bạn nên để chúng ở nhà hoặc trong ô tô/xe máy để không bị mất thời gian.
- Địa chỉ phỏng vấn visa mỹ ở TPHCM: Số 4 Đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ phỏng vấn visa Mỹ tại Hà Nội: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, 170 Phố Ngọc Khánh, Hà Nội.
Sau khi qua cửa bảo vệ
Bảo vệ sẽ đưa cho bạn thẻ tùy thân có ảnh cho đến khi bạn rời khỏi toà nhà. Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn trong toàn bộ thời gian ở địa điểm phỏng vấn.

Trong phòng chờ lãnh sự
Bạn cần lấy số ở cửa phòng chờ. Hãy lấy 2 liên số cho mỗi hồ sơ: 1 liên đưa cho nhân viên nhận đơn và giữ liên còn lại suốt buổi phỏng vấn. Xếp hàng nộp đơn ở các cửa sổ nhận đơn theo chỉ dẫn của bảo vệ hoặc nhân viên lãnh sự.
Lau 10 đầu ngón tay bằng nước rửa tay khô có trong phòng chờ. Xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV hoặc treo trên tường. Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay 10 ngón, quay lại ghế ngồi chờ gọi số tiếp. Bạn hãy chú ý lắng nghe gọi số của mình trong khi ngồi chờ nhé.
Nhân viên lãnh sự Mỹ sẽ phỏng vấn và có thể kiểm tra vân tay 1 ngón. Bạn và người phỏng vấn sẽ được ngăn cách bởi 1 tấm kính mỏng. Có 1 ô trống nhỏ để bạn có thể đưa hồ sơ cho nhân viên Lãnh sự khi được yêu cầu.
Phỏng vấn visa du học Mỹ chính thức
Visa Phương Đông khuyên rằng khi xin visa du học Mỹ, bạn nên trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh. Còn đối với đương đơn dưới 17 tuổi có người giám hộ cùng vào, người giám hộ có thể trả lời câu hỏi của nhân viên Lãnh sự bằng tiếng Việt.
Suốt buổi phỏng vấn, bạn nên giữ thái độ vui vẻ và thoải mái khi trả lời các câu hỏi của nhân viên lãnh sự. Hãy tưởng tượng đây là một buổi nói chuyện chứ không phải là một buổi “trả bài miệng” như khi đi học hay thi cuộc thi đọc tiếng Anh.

Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn visa du học Mỹ, bạn nên nhìn thẳng vào mắt của nhân viên Lãnh sự và trung thực trả lời các câu hỏi ngắn gọn nhất có thể. Nhớ nói to và rõ câu trả lời của mình, vì nếu bạn nói quá nhỏ thì nhân viên Lãnh sự ở bên kia tấm kính có thể hiểu nhầm ý của bạn.
Hãy chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm, đừng trả lời dài dòng hoặc lan man. Nếu như bạn không nghe được câu hỏi của nhân viên Lãnh sự, đừng ngại mà hãy hỏi lại ngay để trả lời cho chính xác nhé. Đặc biệt, trước khi đi phỏng vấn xin visa, bạn phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về trường mà bạn dự định theo học tại Mỹ như tên, địa chỉ, thông tin liên hệ, học phí, thế mạnh của trường,…
Dù bạn có hồi hộp như thế nào thì cũng hãy cố gắng bình tĩnh, trả lời những câu hỏi thật dõng dạc và tự tin. Để tăng hiệu quả giao tiếp, hãy tập cười tươi và giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn. Điều này giúp tạo cảm giác chân thành và thúc đẩy mức độ tương tác giữa hai bên.
Sau khi phỏng vấn
Nếu cuộc phỏng vấn thành công và bạn được cấp visa, nhân viên lãnh sự sẽ thu lại hộ chiếu và phát cho bạn một giấy biên nhận. Ngược lại nếu bị từ chối cấp thị thực, nhân viên lãnh sự sẽ trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, việc Lãnh sự quán/Đại sứ quán thu hộ chiếu của bạn không có nghĩa là bạn chắc chắn được cấp visa du học Mỹ, vì họ sẽ còn xem xét lại hồ sơ và kiểm chứng các thông tin. Do đó, dù được thông báo đã đậu phỏng vấn thì bạn cũng nên giữ bình tĩnh, cảm ơn và im lặng ra về.
Ngoài ra, bạn nên trực điện thoại xem Lãnh sự quán Mỹ có gọi yêu cầu thêm giấy tờ hoặc thông tin gì không. Bạn có thể làm theo hướng dẫn của Visa Phương Đông để theo dõi và kiểm tra tình trạng visa Mỹ của mình ngay tại nhà. Nếu không có vấn đề gì thì sau 2 – 4 ngày bạn sẽ nhận được thị thực Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ
Lựa chọn trang phục
Việc ăn mặc trang phục gọn gàng và lịch sự sẽ tạo thiện cảm cho người phỏng vấn, giúp tăng tỉ lệ thành công của bạn. Nếu là học sinh/sinh viên, bạn có thể mặc đồng phục đi học hoặc áo sơ mi và quần tây đơn giản. Còn nếu đã đi làm, hãy mặc trang phục giản dị, không ăn mặc rườm rà, màu sắc quá sặc sỡ.
Hãy nhớ rằng việc mặc thoải mái không đồng nghĩa với xuề xòa, tuyệt đối không mang dép lê hoặc trang phục dính bẩn, sờn vải đến buổi phỏng vấn. Tóc tai phải được chải gọn gàng, nếu tóc dài thì có thể cột lại đằng sau cho gọn gàng.

Việc ăn mặc trang phục gọn gàng và lịch sự sẽ tạo ấn tượng tích cực cho người phỏng vấn, giúp tăng tỉ lệ thành công của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về trang phục:
- Học sinh/sinh viên: Đồng phục đi học hoặc áo sơ mi và quần tây đơn giản
- Người đi làm: Trang phục giản dị, tránh ăn mặc quá rườm rà hoặc sử dụng màu sắc quá sặc sỡ
- Phụ kiện: Trang sức nhỏ gọn, không quá nhiều hoặc kích thước quá lớn
- Nước hoa: Sử dụng những loại nước hoa mùi nhẹ nhàng, hạn chế dùng quá nhiều nước hoa hoặc loại có mùi nồng
Hãy nhớ rằng thoải mái không đồng nghĩa với xuề xòa. Tránh mang dép lê hoặc trang phục dơ bẩn, sờn vải đến buổi phỏng vấn. Tóc tai cũng nên được chải gọn gàng, và nếu có tóc dài, bạn có thể cột lại đằng sau. Tất cả những điều này giúp bạn tự tin và chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn.
3 lưu ý quan trọng khi đi phỏng vấn du học Mỹ
- Nếu thiếu bất kỳ giấy tờ chung bắt buộc nào thì bạn cũng phải ra về bổ sung và lên lịch hẹn phỏng vấn khác.
- Tất cả thông tin bạn đã khai trong DS-160 phải đúng sự thật, khi nhân viên Lãnh sự hỏi đến thì bạn phải trả lời chính xác như những gì đã khai.
- Trong lúc chờ phỏng vấn, bạn phải giữ bình tĩnh, đi nhẹ nói khẽ và nghiêm túc. Không nên cười giỡn quá to sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Rớt visa du học Mỹ nên làm gì?
Khi nhận được tờ giấy trắng và nhân viên Lãnh sự trả lại tất cả hồ sơ của bạn bao gồm cả hộ chiếu nghĩa là bạn đã rớt visa du học Mỹ. Lúc này, bạn cần xem xét kỹ lại hồ sơ để khắc phục những thiếu sót. Hãy tham khảo bài viết hồ sơ làm visa du học Mỹ để kiểm tra và bổ sung các giấy tờ mà bạn còn thiếu.
Bên cạnh đó, hãy suy ngẫm lại cách mà bạn đã trả lời phỏng vấn có điểm nào chưa tốt, chưa tự tin về vấn đề gì,… để rút kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lần sau. Nguyên nhân dẫn đến việc rớt visa du học Mỹ thường là do thiếu kinh nghiệm và không chuẩn bị đầy đủ thông tin. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng, không tự tin khi đối diện với nhân viên Lãnh sự quán Mỹ.
Visa Phương Đông có lời khuyên rằng hãy dành thời gian đủ dài để chuẩn bị mọi thứ thật hoàn chỉnh như giấy tờ, luyện phỏng vấn,… Sự vội vàng có thể khiến bạn đánh mất “tấm vé” du học Mỹ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn visa du học Mỹ thật suôn sẻ và đạt được kết quả tốt. Nếu bạn còn cần hỗ trợ thêm gì về thủ tục làm visa Mỹ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 63 63 50 bạn nhé!