Hồ sơ, thủ tục xin cấp lại work permit cho người nước ngoài

Giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, các tình huống như mất giấy, giấy bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin cá nhân có thể xảy ra. Đối với những tình huống này, Visa Phương Đông sẽ cung cấp cho Quý khách các thông tin cần biết về thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động.

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất
  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng
  • Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn

>> Để đảm bảo quá trình xin cấp lại diễn ra suôn sẻ, Visa Phương Đông cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách điền văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động một cách chính xác và đầy đủ.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động được quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP.

Thời hạn cấp lại giấy phép lao động
Thời hạn cấp lại giấy phép lao động

Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau:

– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này

– 2 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

– Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

  • Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật
  • Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh

Lưu ý: Giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Mẫu số 11/PLI
Mẫu số 11/PLI

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài được quy định tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Người lao động báo đơn vị sử dụng lao động về việc phải cấp lại giấy phép lao động

Sau khi người lao động phát hiện giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay đổi như họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn thì người lao động nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tới người sử dụng lao động.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công ứng với tỉnh/thành phố mà người lao động nước ngoài sẽ làm việc. Sau đó có thể yêu cầu nộp hồ sơ gốc lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tùy thuộc vào quy định của từng tỉnh/thành phố.

Bước 3. Nhận kết quả cấp lại giấy phép lao động

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Nộp hồ sơ xin cấp lại work permit ở đâu?

Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công ứng với tỉnh/thành phố mà người lao động nước ngoài sẽ làm việc. Sau đó có thể yêu cầu nộp hồ sơ gốc lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tùy thuộc vào quy định của từng tỉnh/thành phố.

Thời gian xử lý hồ sơ cấp lại giấy phép lao động

Thời gian xử lý hồ sơ cấp lại giấy phép lao động là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại work permit.

Lệ phí cấp lại giấy phép lao động

Mức thu lệ phí

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, nếu xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì sẽ không phải nộp lệ phí.

Còn nếu trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc đơn vị được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ủy quyền, người sử dụng lao động nước ngoài sẽ phải mất lệ phí.

Cụ thể theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC thì mức phí cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện) thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Đối tượng nộp lệ phí

Người sử dụng lao động khi làm thủ tục hành chính về cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn.

Mức lệ phí tại một số tỉnh/thành phố

STTTỉnh/Thành phốMức lệ phí (VND)Căn cứ pháp lý
1TP.Hồ Chí Minh450.000Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND
2Long An450.000Giảm thu 50% lệ phí khi nộp hồ sơ trực tuyếnQuyết định số 16/2024/QĐ-UBND
3Bình Dương450.000Nghị quyết 09/2023/NQ-HĐND
4Đồng Nai225.000Nghị quyết 19/2023/NQ-HĐND
5Hà Nội300.000Nghị quyết 06/2020/NQ-HDND

Câu hỏi thường gặp về cấp lại giấy phép lao động

Trường hợp nào phải cấp lại giấy phép lao động?

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất
  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng
  • Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn
Giấy phép lao động được cấp lại có thời hạn như thế nào?

Sau khi được cấp lại, thời hạn của giấy phép lao động sẽ tuân theo quy định tại Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ bằng thời hạn của giấy phép lao động ban đầu trừ đi thời gian mà người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Doanh nghiệp đã xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, hiện tại còn 30 ngày nữa giấy phép sẽ hết hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu sử dụng người lao động này thì doanh nghiệp có được xin cấp lại giấy phép lao động không?

Trường hợp này không thuộc 03 trường hợp được cấp lại mà doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục gia hạn giấy phép lao động theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP.

Hy vọng những thông tin chi tiết về thủ tục cấp lại giấy phép lao động mà Visa Phương Đông đã tổng hợp sẽ hữu ích cho Quý Doanh nghiệp trong quá trình xin cấp lại giấy phép lao động. Nếu Quý Doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 63 63 50 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan