Thủ tục trả lại giấy phép lao động – Mẫu công văn trả giấy phép lao động
Thu hồi giấy phép lao động là thủ tục cần thiết khi người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm luật lao động Việt Nam. Để giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách về thủ tục thu hồi giấy phép lao động, hãy cùng Visa Phương Đông tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Các trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động
Các trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bao gồm:
– Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động 2019, cụ thể là:
- Giấy phép lao động hết thời hạn
- Chấm dứt hợp đồng lao động
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động
– Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
– Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hồ sơ thu hồi giấy phép lao động gồm những gì?
Hồ sơ thu hồi giấy phép lao động có những yêu cầu riêng cho từng trường hợp cụ thể. Để hỗ trợ Quý Doanh nghiệp nắm rõ thông tin và chuẩn bị đầy đủ, Visa Phương Đông xin chia sẻ chi tiết về bộ hồ sơ cần thiết cho từng trường hợp như sau:
– Hồ sơ thu hồi giấy phép lao động đối với trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực:
- Bản gốc giấy phép lao động của nhân sự nước ngoài đã được cấp
- Văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được
- Giấy tờ chứng minh lý do thu hồi giấy phép lao động là bản chính có xác nhận của doanh nghiệp/tổ chức
– Hồ sơ thu hồi giấy phép lao động đối với trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định và người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
- Bản gốc giấy phép lao động của nhân sự nước ngoài đã được cấp
Thủ tục trả lại giấy phép lao động của người nước ngoài
Tùy vào trường hợp cụ thể mà thủ tục trả giấy phép lao động của lao động nước ngoài sẽ có sự khác nhau. Dưới đây quy trình thu hồi giấy phép lao động theo từng trường hợp cụ thể:
– Trường hợp 1: Giấy phép lao động hết hiệu lực
- Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ trả lại giấy phép lao động của người nước ngoài
- Trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và tiến hành nộp hồ sơ.
- Nộp hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
- Bước 2. Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
– Trường hợp 2: Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định và người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Bước 1. Nhận thông báo thu hồi giấy phép lao động từ cơ quan có thẩm quyền
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo mẫu số 13/PLI và thông báo cho người sử dụng lao động.
- Bước 2. Chuẩn bị và nộp hồ sơ trả lại giấy phép lao động
- Người sử dụng lao động tiến hành thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài.
- Nộp lại giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép.
- Thời gian nộp hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm quyền thông báo thu hồi giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành nộp lại giấy phép lao động.
- Bước 3. Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Thời gian giải quyết thủ tục thu hồi giấy phép lao động là bao lâu?
Thời gian giải quyết thủ tục thu hồi giấy phép lao động là trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thời gian xử lý.
Công văn trả lại giấy phép lao động là gì?
Công văn trả giấy phép lao động là mẫu văn bản được sử dụng khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với lao động nước ngoài. Khi đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động của lao động nước ngoài và trả lại cho cơ quan cấp giấy phép lao động theo đúng quy định.
Hướng dẫn điền mẫu công văn trả giấy phép lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị công văn trả lại giấy phép lao động. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu công văn này:
– Kính gửi: Ban Quản lý hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố…
– Thông tin doanh nghiệp:
- Tên doanh nghiệp/tổ chức
- Loại hình doanh nghiệp tổ chức
- Tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp tổ chức, số lao động nước ngoài bao nhiêu
- Địa chỉ
- Điện thoại
- Email (nếu có)
- Giấy phép hoạt động số
- Lĩnh vực kinh doanh (hoạt động)
– Thông tin của người lao động nước ngoài (gồm các thông tin ghi trên giấy phép lao động như: số giấy phép lao động, họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, nơi làm việc, địa chỉ nơi làm việc, vị trí công việc, hình thức làm việc, chức danh công việc, thời hạn làm việc (từ ngày đến ngày).
– Lý do của công văn trả giấy phép lao động: Cần nêu rõ được lí do trả lại giấy phép lao động như hết hợp đồng lao động, lao động nghỉ việc,…
– Đại diện doanh nghiệp ký tên đóng dấu; thời gian công văn, số công văn.
Lưu ý:
- Mẫu công văn thu hồi giấy phép lao động có thể khác nhau tùy theo cơ quan quản lý lao động địa phương và từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, Quý Doanh nghiệp nên tham khảo thông tin và hướng dẫn từ cơ quan quản lý lao động địa phương trước khi điền mẫu công văn này.
- Mẫu công văn trả giấy phép lao động có thông tin càng chi tiết và rõ ràng thì càng dễ được cơ quan chức năng tiếp nhận.
- Trước đây, khi kết thúc hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (doanh nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức,…) bắt buộc phải làm công văn trả lại giấy phép lao động. Tuy nhiên, hiện tại việc này có thể không còn cần thiết nữa, vì khi hợp đồng lao động kết thúc, giấy phép lao động cũng sẽ hết hạn.
- Trong trường hợp giấy phép lao động còn hạn nhưng hợp đồng lao động bị chấm dứt, doanh nghiệp sẽ gửi quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến cơ quan chức năng. Do đó, việc thu hồi và làm công văn trả giấy phép lao động có thể được thực hiện hoặc không cần thực hiện.
Câu hỏi thường gặp về thu hồi giấy phép lao động
Ai là người chịu trách nhiệm thu hồi giấy phép lao động?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, người sử dụng lao động có trách nhiệm thu hồi lại giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Nếu người lao động nước ngoài không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng lao động thì có thể thu hồi giấy phép lao động của họ không?
Có. Nếu người lao động nước ngoài không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc vi phạm hợp đồng lao động đã ký, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu cơ quan cấp giấy phép lao động thu hồi giấy phép lao động của lao động nước ngoài này.
Nếu lao động nước ngoài không đồng ý trả lại giấy phép lao động khi nghỉ việc, người sử dụng lao động phải làm sao?
Nếu lao động nước ngoài không đồng ý trả lại giấy phép lao động khi nghỉ việc, người sử dụng lao động cần lập tức thông báo cho cơ quan cấp giấy phép lao động và yêu cầu thu hồi giấy phép lao động của lao động nước ngoài này.
Hy vọng Quý khách đã nhận được những thông tin hữu ích về thu hồi giấy phép lao động qua bài viết trên. Nếu Quý Doanh nghiệp đang cần được tư vấn trả lại giấy phép lao động, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 63 63 50 để được hỗ trợ tận tình.