Thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật tại Việt Nam
Giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật không chỉ là văn bản cần thiết để người nước ngoài làm việc hợp pháp mà còn đảm bảo các quyền lợi tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin work permit, Visa Phương Đông xin hướng dẫn thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật qua bài viết dưới đây. Mời Quý Doanh nghiệp cùng tham khảo.
Lao động kỹ thuật là ai?
Lao động kỹ thuật là những cá nhân có tay nghề cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể với trình độ chuyên môn vượt trội hơn so với mặt bằng chung, chủ yếu ở các ngành công nghiệp kỹ thuật, công nghệ (cơ khí, điện – điện tử, xây dựng, công nghệ thông tin, hóa học, môi trường,…)
Lao động kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện cơ bản để xin giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, lao động kỹ thuật phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam
>> Xem thêm: Điều kiện xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật.
Giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật có thời hạn bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 2 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này
Thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Bước 1. Thông báo tuyển dụng người lao động
Thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi lao động kỹ thuật người nước ngoài dự kiến làm việc.
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.
Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng lao động kỹ thuật, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Hồ sơ tuyển dụng lao động Việt Nam
Hồ sơ đăng ký tuyển dụng lao động sẽ khác nhau theo từng tỉnh/thành phố. Nhằm hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký tuyển dụng và quy trình đăng ký trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm tại một số địa phương.
STT | Tỉnh/Thành phố | Hồ sơ cần chuẩn bị | Tham khảo quy trình đăng ký tuyển dụng |
1 | TP.Hồ Chí Minh | Giấy phép kinh doanh bản scan gốc, bản sao y công chứng hoặc bản sao y đóng mộc treo công ty và logo công tyCông văn về việc tuyển dụng có ký tên đóng dấu của người sử dụng lao động dưới dạng file PDF | Quy trình đăng tuyển trên trang việc làm TP.Hồ Chí Minh |
2 | Long An | Đăng ký và đăng tuyển trên trang tuyển dụng việc làm | Quy trình đăng tuyển trên trang việc làm Long An |
3 | Bình Dương | Công văn đề nghị tuyển dụng nộp tại Trung tâm việc làm tỉnh Bình Dương | Quy trình đăng tuyển trên trang việc làm Bình Dương |
4 | Hà Nội | Đăng ký và đăng tuyển trên trang tuyển dụng việc làm | Quy trình đăng tuyển trên trang việc làm Hà Nội |
Bước 2. Giải trình và xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Trừ nhà thầu, tất cả người sử dụng lao động phải chuẩn bị hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài và nộp trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh/thành phố mà người lao động sẽ làm việc ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động. Sau đó có thể được yêu cầu nộp hồ sơ gốc lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tùy thuộc vào quy định của từng tỉnh/thành phố.
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động kỹ thuật người nước ngoài là 10 ngày làm việc.
Khi có văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động sẽ bổ sung bản gốc văn bản này vào hồ sơ làm work permit để nộp.
Hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật người nước ngoài gồm:
– Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp (bản sao)
– Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng sẽ thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Báo cáo giải trình theo Mẫu số 01/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP nếu đây là lần đầu tiên người sử dụng lao động đăng ký và nhận được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
- Báo cáo giải trình theo Mẫu số 02/PLI ban hành kèm theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP nếu người sử dụng lao động đã từng được chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài nhưng có thay đổi nhu cầu sử dụng.
– Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)
Bước 3. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công ứng với tỉnh/thành phố nơi mà nhân sự nước ngoài dự kiến làm việc tối thiểu 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc.
Thời gian xử lý hồ sơ làm work permit cho lao động nước ngoài thường là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (Mẫu số 11/PLI)
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
>> Tham khảo: Danh sách các bệnh viện khám sức khỏe làm work permit.
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận lao động người nước ngoài không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cấp không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ
– 2 ảnh thẻ 4x6cm nền trắng, không đeo kính, chụp không quá 6 tháng
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật
– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này
– Văn bản chứng minh vị trí công việc đối với lao động kỹ thuật có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh là lao động kỹ thuật bao gồm 2 loại:
- Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Bước 4. Nhận giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xin work permit cho lao động kỹ thuật người nước ngoài ở đâu?
Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài qua Cổng Dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi người nước ngoài sẽ làm việc tối thiểu 15 ngày trước ngày dự kiến bắt đầu làm việc. Sau đó có thể được yêu cầu nộp hồ sơ gốc lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tùy thuộc vào quy định của từng tỉnh/thành phố.
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Thời gian xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật thường khoảng 9 – 12 tuần nếu Quý Khách hàng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ. Cụ thể:
- Thời gian đăng tin tuyển dụng người lao động Việt Nam từ 20 – 25 ngày làm việc.
- Thời gian xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài thông thường 15 – 20 ngày làm việc.
- Thời gian xin cấp giấy phép lao động cho giám đốc người nước ngoài thường là 12 – 17 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đạt yêu cầu.
- Thời gian hợp pháp hoá lãnh sự sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia.
- Chưa bao gồm thời gian ký, giao nhận, dịch thuật và công chứng hồ sơ.
Lưu ý: thời gian xin cấp work permit cho vị trí lao động kỹ thuật có thể kéo dài hơn nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Lệ phí làm work permit cho lao động kỹ thuật là bao nhiêu?
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật được quy định bởi Hội đồng Nhân dân tỉnh/thành phố và có sự khác biệt giữa 63 địa phương. Theo Nghị quyết 07/2024/NQ-HDND TP.HCM, lệ phí cấp work permit được miễn khi hồ sơ dịch vụ giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình hay một phần trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh – có hiệu lực từ ngày 29 tháng 5 năm 2024.
STT | Tỉnh/Thành phố | Mức lệ phí (VND) | Căn cứ pháp lý |
1 | An Giang | 600.000 | Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND |
2 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 600.000 | Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND |
3 | Bắc Giang | 600.000 | Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND |
4 | Bắc Kạn | 600.000 | Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND |
5 | Bạc Liêu | 400.000 | Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND |
6 | Bắc Ninh | 600.000 | Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND |
7 | Bến Tre | 600.000 | Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND |
8 | Bình Định | 400.000 | Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND |
9 | Bình Dương | 600.000 | Nghị quyết 72/2016/NQ-HĐND |
10 | Bình Phước | 600.000 | Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND |
11 | Bình Thuận | 600.000 | Nghị quyết 46/2018/NQ-HĐND |
12 | Cà Mau | 600.000 | Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND |
13 | Cần Thơ | 600.000 | Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND |
14 | Cao Bằng | 600.000 | Nghị quyết 79/2016/NQ-HĐND |
15 | Đà Nẵng | 600.000 | Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND |
16 | Đắk Lắk | 1.000.000 | Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND |
17 | Đắk Nông | 500.000 | Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND |
18 | Điện Biên | 500.000 | Nghị quyết 21/2020/NQ-HĐND |
19 | Đồng Nai | 600.000 | Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND |
20 | Đồng Tháp | 600.000 | Nghị quyết 52/2021/NQ-HĐND |
21 | Gia Lai | 400.000 | Nghị quyết 47/2016/NQ-HĐND |
22 | Hà Giang | 600.000 | Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND |
23 | Hà Nam | 600.000 | Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND |
24 | Hà Nội | 400.000 | Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND |
25 | Hà Tĩnh | 480.000 | Nghị quyết 253/2020/NQ-HĐND |
26 | Hải Dương | 600.000 | Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND |
27 | Hải Phòng | 600.000 | Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND |
28 | Hậu Giang | 600.000 | Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND |
29 | Hòa Bình | 600.000 | Nghị quyết 227/2020/NQ-HĐND |
30 | TP.Hồ Chí Minh | 0 | Nghị quyết 07/2024/NQ-HĐND |
31 | Hưng Yên | 600.000 | Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND |
32 | Khánh Hòa | 600.000 | Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND |
33 | Kiên Giang | 600.000 | Nghị quyết 144/2018/NQ-HĐND |
34 | Kon Tum | 600.000 | Nghị quyết 28/2020/NQ-HĐND |
35 | Lai Châu | 400.000 | Nghị quyết 42/2021/NQ-HĐND |
36 | Lâm Đồng | 1.000.000 | Nghị quyết 183/2020/NQ-HĐND |
37 | Lạng Sơn | 600.000 | Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND |
38 | Lào Cai | 500.000 | Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND |
39 | Long An | 600.000 | Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND |
40 | Nam Định | 600.000 | Nghị quyết 54/2017/NQ-HĐND |
41 | Nghệ An | 600.000 | Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND |
42 | Ninh Bình | 600.000 | Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND |
43 | Ninh Thuận | 400.000 | Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND |
44 | Phú Thọ | 600.000 | Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND |
45 | Phú Yên | 600.000 | Nghị quyết 27/2017/NQ-HĐND |
46 | Quảng Bình | 600.000 | Nghị quyết 07/2016/NQ-HĐND |
47 | Quảng Nam | 600.000 | Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND |
48 | Quảng Ngãi | 600.000 | Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND |
49 | Quảng Ninh | 480.000 | Nghị quyết 62/2017/NQ-HĐND |
50 | Quảng Trị | 500.000 | Nghị quyết 30/2016/NQ-HĐND |
51 | Sóc Trăng | 600.000 | Nghị quyết 92/2016/NQ-HĐND |
52 | Sơn La | 600.000 | Nghị quyết 135/2020/NQ-HĐND |
53 | Tây Ninh | 600.000 | Nghị quyết 08/2021/NQ-HĐND |
54 | Thái Bình | 460.000 | Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND |
55 | Thái Nguyên | 600.000 | Nghị quyết 49/2016/NQ-HĐND |
56 | Thanh Hóa | 500.000 | Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND |
57 | Thừa Thiên Huế | 600.000 | Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND |
58 | Tiền Giang | 600.000 | Nghị quyết 28/2020/NQ-HĐND |
59 | Trà Vinh | 600.000 | Nghị quyết 34/2017/NQ-HĐND |
60 | Tuyên Quang | 600.000 | Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND |
61 | Vĩnh Long | 400.000 | Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND |
62 | Vĩnh Phúc | 600.000 | Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND |
63 | Yên Bái | 600.000 | Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND |
Lưu ý: chưa bao gồm các khoản chi phí khác như phí hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng, phí làm lý lịch tư pháp, phí khám sức khỏe, phí di chuyển, phí dự tính phát sinh,…
>> Xem thêm: Tổng hợp giá làm work permit cho lao động kỹ thuật.
Lưu ý khi xin work permit cho vị trí lao động kỹ thuật
- Sau Nghị định 70/2023/NĐ-CP, việc xin giấy phép lao động cho vị trí lao động kỹ thuật sẽ gặp nhiều trở ngại nếu người lao động nước ngoài chỉ đáp ứng được điều kiện về số năm kinh nghiệm làm việc mà không được đào tạo ít nhất 1 năm.
- Đối với các giấy tờ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật, nếu của nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp về giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Để chứng minh trình độ chuyên môn, lao động kỹ thuật nước ngoài cần nộp những giấy tờ gì?
Để chứng minh trình độ chuyên môn, lao động kỹ thuật nước ngoài cần nộp các giấy tờ sau đây:
- Văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận:
- Bằng đại học hoặc cao đẳng liên quan đến chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác.
- Chứng chỉ nghề hoặc chứng nhận kỹ năng nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc:
- Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của người lao động.
- Giấy phép lao động đã được cấp trước đó (nếu có).
- Xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp trước đó (nếu có).
- Hợp đồng lao động hoặc thư xác nhận công việc từ các công ty trước đây.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Yêu cầu về hợp pháp hóa và dịch thuật:
- Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Các giấy tờ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Lưu ý quan trọng:
- Giấy tờ cần chứng minh người lao động đáp ứng một trong hai điều kiện theo Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi.
- Kinh nghiệm làm việc phải phù hợp với vị trí công việc dự kiến tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động cần chuẩn bị bản mô tả công việc chi tiết để chứng minh sự phù hợp giữa kinh nghiệm của người lao động và vị trí công việc dự kiến.
- Thời hạn của giấy tờ:
- Các giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc không quy định thời hạn cụ thể nhưng nên sử dụng các giấy tờ mới nhất để đảm bảo tính cập nhật.
Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ sẽ giúp quá trình xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Trường hợp nào lao động kỹ thuật người nước ngoài được miễn giấy phép lao động?
Theo quy định mới nhất tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP, một số trường hợp lao động kỹ thuật người nước ngoài được miễn giấy phép lao động, cụ thể:
- Lao động kỹ thuật vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Lao động kỹ thuật di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới.
- Lao động kỹ thuật vào Việt Nam làm việc có thời gian dưới 30 ngày và không quá 3 lần trong 1 năm.
- Lao động kỹ thuật vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các trường hợp miễn giấy phép lao động khác như chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên cũng có thể áp dụng cho lao động kỹ thuật nếu họ đáp ứng điều kiện. Tuy nhiên, dù được miễn giấy phép lao động, người sử dụng lao động vẫn phải xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài trước khi họ bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Các trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động.
Có thể nộp hồ sơ online để xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài không?
Có thể nộp hồ sơ online để xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài. Cụ thể:
- Có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia về việc làm về việc làm tại địa chỉ: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/
- Quy trình nộp hồ sơ online gồm các bước chính:
- Đăng ký tài khoản trên hệ thống
- Truy cập và lựa chọn chức năng “Đăng ký cấp giấy phép lao động”
- Điền đầy đủ thông tin và tải lên các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu
- Nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán phí (nếu có)
- Theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ trên hệ thống
- Thời gian xử lý hồ sơ online khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ được thông báo để nộp bản gốc và nhận kết quả.
Việc thực hiện nộp hồ sơ online một cách chính xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài.
Dịch vụ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
Visa Phương Đông chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của hơn 500 doanh nghiệp trên toàn quốc, đặc biệt là tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hà Nội,… luôn cập nhật thông tin mới nhất và hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.
- Đội ngũ chuyên viên am hiểu sâu sắc về thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài, luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của khách hàng
- Hướng dẫn điền các tờ khai, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền
- Quy trình làm việc rõ ràng, báo phí dịch vụ đầy đủ và không phát sinh
- Tư vấn miễn phí các thủ tục liên quan sau khi được cấp giấy phép lao động như xin thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất về quy trình xin cấp work permit cho lao động nước ngoài, vui lòng liên hệ ngay HOTLINE 1900 63 63 50. Visa Phương Đông luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý Khách.